Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Kỹ thuật đầm bê tông sử dụng máy đầm dùi

Trong ngành công nghiệp xây dựng nói chung, khi đổ bê tông với khối lượng lớn và trong điều kiện công trường có điện, các kỹ sư xây dựng thường phải tiến hành công đoạn đầm bê tông. Vậy đầm bê tông là gì? tại sao cần đầm bê tông? Cách đầm bê tông như thế nào cho hiệu quả? 

Đầm bê tông

Vữa bê tông sau khi đổ vào khuân thường có xu hướng phân rã cốt: cốt bê tông nặng chìm xuống dưới, cốt nhẹ nổi lên trên. Do đó việc đầm bê tông là cần thiết để khối bê tông được đồng nhất, đồng thời làm cho vữa bê tông bám chặt vào cốt thép. Các khe hở giữa bê tông được lấp đầy tạo nên khối bê tông đặc và chắc chắn. Khối bê tông được đầm kỹ sẽ nhanh đông cứng hơn, bê tông ít hoặc không có khe nứt, do tăng cường độ chống thấm. 
Khi tiến hành đầm bê tông, thường có 2 cách:

- Đầm thủ công
- Đầm máy

Do có nhiều ưu điểm nổi bật, đầm máy đang được sử dụng nhiều hiện nay. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp đầm bê tông sử dụng máy đầm dùi bê tông.

Trước tiên, để biết thông tin cơ bản về máy đầm dùi, mời các bạn đọc bài viết Đầm dùi bê tông là gì?

Máy đầm dùi bê tông
Quy trình đầm dùi bê tông được tiến hành như sau:

- Đầm dùi phải dùi sâu xuống 5-10cm dưới lớp bê tông, thời gian đầm tại mỗi vị trí kéo dài 20-40s. Chú ý rằng nếu có nhiều gợn nước quay vòng đồng tâm quanh đầm dùi thì tức là vữa bê tông đã bị phân tầng do đầm quá lâu tại 1 vị trí. 
- Mỗi lần di chuyển đầm dùi một khoảng cách không quá 1.5 lần bán kính tác dụng của đầm. 
- Chú ý luôn đặt đầm rung theo phương thẳng đứng.
- Chiều dày của lớp bê tông đổ để đầm không được vượt quá 3/4 chiều dài của đầm
- Khi đầm xong 1 vị trí, muốn di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng rút đầm lên hoặc tra xuống nhẹ nhàng. 

Để khối bê tông được gia cố hoàn thiện, chắc chắn đạt chất lượng thành phẩm, các bạn cần sử dụng thêm các loại máy đầm khác như: máy đầm rung, máy đầm cóc, máy đầm bàn, máy xoa nền...Đây đều là dòng máy xây dựng, gia công nền móng phổ biến. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét